Thang máy – công cụ di chuyển công cộng tại các tòa nhà, chung cư. Vì thế, thiết bị này là nơi tiếp xúc và ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc vệ sinh định kỳ và thường xuyên là điều quan trọng. Tìm hiểu quy trình 5 bước vệ sinh thang máy chuẩn qua bài viết này nhé.
Vì sao phải vệ sinh thang máy đúng cách ?
Nhiều người cho rằng thang máy chỉ sử dụng trong thời gian ngắn nên không cần phải vệ sinh thường xuyên. Thực tế, cabin trong thang máy là nơi tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Đặc biệt ở các khu vực nút bấm và tay vịn.
Thêm vào đó, thiết kế kín trong cabin là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ và xâm nhập. Những nơi này có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, hoặc bệnh về đường tiêu hóa…
Hơn hết, bụi bẩn tích tụ có thể ảnh hưởng đến vận hành và tuổi thọ của thang máy. Vì vậy, thang máy được vệ sinh thường xuyên không chỉ bền đẹp mà còn bảo vệ sức khỏe dân cư.
Quy trình vệ sinh thang máy cơ bản
Bước đầu của quy trình vệ sinh thang máy là quy trình chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ như:
- Máy phát điện 220V, chìa khóa thang máy.
- Đèn chiếu sáng khẩn cấp (hoặc đèn pin), máy hút bụi.
- Cây lau nhà, thanh gạt kính, chổi, đồ hốt rác.
- Khăn nhỏ, khăn to, bông lau kính, găng tay.
- Hóa chất lau kính, đánh bóng inox.
- Miếng lót ni-lông để che chắn khu vực khác.
- Biển cảnh báo khu vực làm vệ sinh.
Sau khi các vật dụng cần thiết đã được chuẩn bị, bạn có thể vệ sinh trình tự từ các vách thang đến các rãnh theo 5 bước sau:
Bước 1: Thấm ướt bề mặt inox cần làm sạch bằng bông hoặc khăn ướt.
Bước 2: Tiến hành làm sạch bề mặt thang máy bằng chất tẩy rửa chuyên dụng (ví dụ chất tẩy đa năng Cif, Sunlight,…).
Bước 3: Dùng khăn ẩm để gạt đi hóa chất tẩy rửa và làm sạch lại bề mặt thang máy.
Bước 4: Dùng thanh gạt nước chuyên dụng để làm khô bề mặt.
Bước 5: Kiểm tra lại các vách, các nút bấm đã được làm sạch hay còn sót trong quá trình vệ sinh.
Khi vệ sinh bên trong, hãy dùng giẻ để lót phía dưới sàn. Điều này ngăn nước chảy ngược vào các mạch điện bên dưới thang máy, tránh được nguy hiểm và hỏng thang.
Vệ sinh từng bộ phận thang máy đúng cách
Để công việc vệ sinh được nhanh gọn và an toàn hơn, các bộ phận trong thang máy sẽ có những phương pháp vệ sinh khác nhau.
Vệ sinh sàn lát thang may
Việc làm sạch sàn cabin rất quan trọng vì đây là khu vực chịu lực nhiều nhất trong thang máy. Ngoài ra, dọn dẹp sàn thang máy cũng giúp ngăn chặn rác kẹt trong rãnh trượt của cửa thang máy, giảm thiểu tình trạng ẩm mốc và mùi khó chịu khi sử dụng.
Với sàn đá, nên đánh bóng bề mặt từ 1 – 2 lần/tuần để giữ độ sáng bóng của mặt đá, để chiếc thang luôn thơm tho và sang trọng.
Vệ sinh rãnh trượt cửa thang máy
Khi vệ sinh bên trong cabin, khu vực trượt cửa thang cần được lưu ý bởi các khe cửa thường khó làm sạch, mắc kẹt nhiều sỏi đá, đất cát. Nếu không được làm sạch kịp thời, bụi bẩn tích tụ có thể gây kẹt cửa thang máy.
Khu vực này cũng dễ dàng vệ sinh với chổi lông, bàn chải có lông cứng. Không dùng nước để vệ sinh hoặc để ẩm các rãnh trượt, vì phía dưới là các linh kiện điện tử của thang.
Vệ sinh vách thang máy
Vách thang máy thường được chế tạo từ vật liệu gương kính hoặc inox sáng bóng, giúp cabin luôn sang trọng và sạch sẽ. Tuy nhiên, nhược điểm của những vật liệu này là dễ bám bụi.
Vì vậy, cần được làm sạch cùng với dung dịch tẩy rửa kính hoặc inox chuyên biệt, sau đó lau lại bằng khăn khô để đảm bảo cabin luôn gọn gàng và sạch sẽ.
Vệ sinh bảng điều khiển thang máy
Bảng điều khiển là nơi nhiều người chạm vào, dễ tích tụ vi khuẩn và virus, là nơi dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vì thế,một bảng điều khiển sạch sẽ tạo ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp và chăm sóc, góp phần nâng cao hình ảnh của tòa. Bên cạnh đó, một bảng điều khiển sạch sẽ đảm bảo nút bấm hoạt động nhạy bén và chính xác, giúp người dùng sử dụng thang máy dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vệ sinh xung quanh thang máy
Không chỉ bên trong và bên ngoài thang máy cần được làm sạch, mà khu vực hành lang, lối đi gần thang cũng cần được thông thoáng và giữ sạch sẽ.
5 lưu ý khi vệ sinh thang máy
Thang máy là một cấu trúc phức tạp, vận hành bởi nhiều mạch điện. Vì thế trong quá trình vệ sinh, chuyên viên cần lưu ý:
- Vệ sinh bảng điều khiển trong và ngoài cabin cần dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để chống rỉ sét, hư hại đến mạch điện. Không sử dụng chất làm sạch có gốc axit, dầu, kiềm,… dễ làm mòn bề mặt inox thang máy.
- Không sử dụng dụng cụ vệ sinh thô ráp, không dùng quá nhiều nước và lạm dụng dung dịch tẩy rửa.
- Quy trình vệ sinh cần diễn ra nhanh chóng vào thời điểm thích hợp, để tránh gián đoạn nhu cầu sinh hoạt của cư dân.
- Khi chuyên viên vệ sinh hoặc bảo trì, cần có bảng cảnh báo an toàn và thông báo đến dân cư.
- Nên vệ sinh hàng ngày, và thực hiện bảo dưỡng định kỳ mỗi tháng/ 1 lần nhằm tăng tuổi thọ của thang máy.
>> Xem thêm: Dịch vụ dọn vệ sinh công nghiệp
Kết luận
Bài viết này đã tóm gọn những lưu ý và quy trình vệ sinh thang máy cơ bản để bạn đọc tham khảo. Tuy vậy, việc làm sinh thang máy mỗi ngày cần được phân công cho người có kinh nghiệm để thang luôn được bền đẹp.